Bệnh Nấm Trắng Ở Cá Cảnh Thuỷ Sinh

Là một loại bệnh thường xuyên xuất hiện ở các loại cá cảnh nước ngọt và nước mặn, bệnh "Nấm Trắng" hay còn gọi là bệnh "Đốm Trắng" là một bệnh nhiễm ký sinh trùng. Bệnh nấm đốm trắng gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác. Bệnh nấm trắng đòi hỏi các phương pháp khác nhau để điều trị cũng như xử lý hệ sinh thái và môi trường sống của cá.

1. Phân biệt bệnh nấm đốm trắng ở cá nước ngọt và cá nước mặn 

Bệnh phát triển ở cả hai loại cá nước mặn và nước ngọt theo cùng một cách nhưng có độ dài chu kỳ khác nhau và cần những cách chữa trị khác nhau. Trong cả hai môi trường nước, loài ký sinh trùng đơn bào này bám vào cá để sống. Trong tự nhiên, bệnh đốm trắng ít khi trở thành vấn đề vì ký sinh trùng khó có khả năng tìm được vật chủ. Cho dù bám vào được thì cuối cùng ký sinh trùng cũng sẽ rời ra và vết thương trên mình cá sẽ tự lành. Trái lại, khi sống trong môi trường bể khép kín, ký sinh trùng có thể dễ dàng bám vào cá, sinh sôi và xâm nhiễm, cuối cùng giết hại toàn bộ cá trong bể.

- Trong môi trường nước ngọt, ký sinh trùng được biết đến với tên ichthyophthiriasis. (viết tắt là ich)

- Trong môi trường nước mặn, ich có tên gọi cryptocaryon irritans và thường bị nhầm với những loài ký sinh trùng khác gây ra những đốm trắng. Ich nước mặn có chu kỳ sinh sản dài hơn ich nước ngọt nhưng chỉ có 12 -18 tiếng để tìm vật chủ trước khi chết, khác với ich nước ngọt vốn có thể sống đến 48 tiếng bên ngoài vật chủ.

 Bệnh Nấm Trắng Ở Cá Cảnh Thuỷ Sinh 1

2. Hiểu rằng stress là một nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bệnh nấm đốm trắng khá phổ biến, do đó hầu hết các loài cá đều có khả năng miễn dịch tốt với bệnh này. Tuy nhiên, stress có thể ức chế hệ miễn dịch của cá, và khi đó loài ký sinh trùng này sẽ hoành hành nhất. Những yếu tố sau đây có thể gây stress:

- Nhiệt độ không thích hợp và nước có chất lượng kém

- Các sinh vật khác sống trong bể

- Sinh vật mới đến

- Chế độ ăn không thích hợp

- Cách vận chuyển và xử lý cá trong quá trình di chuyển

 Bệnh Nấm Trắng Ở Cá Cảnh Thuỷ Sinh 2

3. Nhận biết các triệu chứng bệnh nấm đốm trắng

Các triệu chứng bệnh có thể biểu hiện trên mình cá và hành vi của chúng. Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh ich là sự xuất hiện của những đốm trắng nhỏ như những hạt muối, từ đó có tên gọi là bệnh đốm trắng. Các dấu hiệu thường gặp của nấm đốm trắng là:

- Những đốm trắng có trên mình cá và mang cá. Các đốm này có thể dính lại với nhau tạo thành các mảng trắng. Đôi khi, ich chỉ xuất hiện trên mang cá.

- Chuyển động quá mức. Cá có thể cọ xát vào cây hoặc đá trong bể nhiều hơn để cố đánh bật ký sinh trùng hoặc do bị ngứa.

- Vây khép. Cá luôn khép vây sát vào mình thay vì xòe ra tự do.

- Thở nặng nhọc. Nếu cá ngoi lên mặt nước để đớp hoặc thường loanh quanh ở gần bộ lọc trong bể, có lẽ là chúng đang bị thiếu ô-xy. Ký sinh trùng ich bám trên mang cá khiến cho cá khó hấp thụ ô-xy trong nước.

- Chán ăn. Nếu cá không ăn hoặc nhả thức ăn ra ngoài thì đó là dấu hiệu của stress và bệnh.

- Hành vi ẩn náu. Loài vật thường ẩn nấp khi chúng cảm thấy bị bệnh, và bất cứ sự thay đổi nào về hành vi thường đều là dấu hiệu của stress hoặc bệnh tật. Cá có thể nấp trong các vật trang trí hoặc không năng động như bình thường.

 Bệnh Nấm Trắng Ở Cá Cảnh Thuỷ Sinh 3

4. Điều trị cho cá khi ký sinh trùng dễ tổn thương nhất. 

Bệnh nấm đốm trắng chỉ có thể bị tiêu diệt khi chúng không bám vào cá, điều này xảy ra khi những con ký sinh trùng hoàn toàn trưởng thành rời khỏi mình cá để tự nhân lên thành nhiều đơn vị nhiễm ký sinh trùng ich. Khi ký sinh trùng bám vào cá, chúng sẽ được bảo vệ khỏi hóa chất, và khi đó thuốc sẽ không có tác dụng. Ký sinh trùng ich trải qua nhiều giai đoạn vòng đời:

- Giai đoạn trophont: Trong giai đoạn này, ký sinh trùng ich có thể được nhìn thấy trên cá. Chúng đào vào dưới lớp nhầy của cá và hình thành một bao nang bảo vệ, ngăn chặn hóa chất và vô hiệu hóa các loại thuốc. Trong bể cá thông thường có nhiệt độ 24 - 27ºC, giai đoạn trophont, còn gọi là giai đoạn ký sinh, sẽ diễn ra trong vài ngày trước khi các bao nang đã phát triển đầy đủ và rời khỏi cá.

- Giai đoạn tomont hoặc tomite: Trong giai đoạn này, việc điều trị có thể có hiệu quả. Ký sinh trùng trong thời kỳ này, còn gọi là tomont, sẽ trôi nổi nhiều giờ trong nước cho đến khi chúng bám vào thực vật hoặc một bề mặt khác. Khi đã tìm được vật để bám vào, chúng sẽ bắt đầu nhanh chóng phân chia hoặc nhân lên bên trong bao nang. Vài ngày sau, các bao nang này sẽ vỡ ra, và các sinh vật mới hình thành sẽ bắt đầu bơi đi tìm vật chủ mới. Tomont nước ngọt có thể nhân lên rất nhanh trong 8 ngày, trong khi tomont nước mặn có thể mất từ 3 đến 28 ngày để phân chia.

- Giai đoạn thermonts hoặc swarmer: Các swamer nước ngọt sẽ phải tìm được vật chủ (cá) trong vòng 48 tiếng, nếu không chúng sẽ chết, trong khi swamers nước mặn chỉ có 12 -18 tiếng để tìm vật chủ. Vì vậy, có một cách để hoàn toàn loại bỏ ich trong bể cá là để bể trống trong 1 hoặc 2 tuần.

 Bệnh Nấm Trắng Ở Cá Cảnh Thuỷ Sinh 4

5. Quan sát nhiệt độ trong bể. 

Nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh vòng đời của ký sinh trùng. Bể cá có nhiệt độ nước cao hơn sẽ khiến cho vòng đời của ký sinh trùng kết thúc trong vài ngày, trong khi nhiệt độ thấp sẽ khiến cho vòng đời của chúng kéo dài nhiều tuần.

- Không bao giờ tăng nhiệt độ trong nước một cách đột ngột. Điều này có thể khiến cá bị stress và một số cá không chịu được nhiệt độ cao.

- Hầu hết các loài cá nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ đến khoảng 30ºC. Bạn luôn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia cá nhiệt đới để biết nhiệt độ chúng chịu được là bao nhiêu.

 Bệnh Nấm Trắng Ở Cá Cảnh Thuỷ Sinh 5

Bài viết được tham khảo bởi WikiHow /  Pippa Elliott, MRCVS

———————————————————————————————————

Thông tin liên hệ

Fanpage: Sen Aquatic - Kết Nối Thuỷ Sinh Việt (m.me/senaquatic)

Website: senaquatic.vn

Hotline: 0877160789

Email: senaquatic@gmail.com 

Showroom: 223 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 

 

 

Viết bình luận
HỆ THỐNG CÁC SHOWROOM CỦA Sen Aquatic

1 Sen Aquatic Hà Nội - Cầu Giấy

Số 223 Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline: 0877892233

Bảo hành: Hotline: 0877892233

Email:senaquatic@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

2 Sen Aquatic Hà Nội - Long Biên

Số 79 Long Biên 1, Quận Long Biên, Hà Nội

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline: 0869135476

Bảo hành: 0869135476

Email:senaquatic@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

3 Back Office ( Không kinh doanh )

Số 7/134 Mai Anh Tuấn, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline: 0888865666

Bảo hành: 0888865666

Email:senaquatic@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

4 Sen Aquatic HCM - Tân Bình

Số 1022 Âu Cơ , P14 , Quận Tân Bình , TP.HCM

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline : 0334667989

Bảo hành: 0334667989

Email:senaquatichcm@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

zalo