Bí quyết điều chỉnh độ PH hồ thủy sinh hiệu quả và an toàn

Độ pH là một khái niệm mà chắc hẳn ai cũng từng một lần nghe qua. Đặc biệt là đối với những người chơi thủy sinh thì độ pH là một thông số quan trọng để đánh giá chất lượng nước để có thể nuôi dưỡng các sinh vật trong hồ thủy sinh khỏe mạnh và phát triển một cách tốt nhất. Vậy độ pH phù hợp cho bể cá thủy sinh là bao nhiêu? Làm cách để điều chỉnh độ pH hồ thủy sinh một cách hiệu quả và an toàn nhất? Hãy cùng Sen Aquatic đi tìm câu trả lời nhé!

Bí quyết điều chỉnh độ PH hồ thủy sinh hiệu quả và an toàn

1. Độ pH lý tưởng cho hồ thủy sinh

Độ pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H +) trong dung dịch bất kỳ, hay nói cách khác là độ pH là độ axit hoặc tính bazơ của dung dịch. Nước có độ pH = 7 là trung tính. Nước có giá trị pH < 7 được coi là có tính axit, trong khi giá trị độ  pH > 7 được coi là kiềm.

Nhiều loại cá cảnh và tép chỉ thích nghi và sống ở những độ pH nhất định. Tương tự như vậy, một số cây thủy sinh phát triển tốt trong độ pH nào đó. Không có một độ pH nào là hoàn hảo cho một hồ thủy sinh, vì bất cứ hồ thủy sinh nào cũng là một hệ sinh thái bao gồm nhiều loại động, thực vật. Tuy nhiên, độ pH hợp lý cho môi trường thủy sinh là từ 5-8. Độ pH dưới 5 làm cho một số cây rữa lá, cá tép chết, còn pH trên 8 chỉ thích hợp cho một số loài cá tép đặc biệt như tôm Sula, cá Ali…

2. Cách điều chỉnh độ pH hồ thủy sinh hiệu quả và an toàn. 

Ở phần trên, chúng ta đã biết rằng độ pH hoàn hảo cho bể cá là từ 6 - 6.5, tuy nhiên nguồn nước đầu vào của hồ sẽ có độ pH khác nhau và có thể sẽ nằm ngoài mức an toàn này. Vậy làm cách nào để tăng hoặc giảm độ pH một cách đơn giản và an toàn  mà không làm ảnh hưởng đến các thông số quan trọng khác của nước?

2.1. Cách giảm độ pH hồ thủy sinh?

Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là loại bỏ các tác nhân gây tăng pH trong bể. Nếu bạn cứ tìm cách giảm độ pH nhưng quên rằng một số thứ trong bể cá có thể làm tăng độ pH một lần nữa, thì mọi thứ đều trở nên vô ích. Nhiều người trong chúng ta đã thử đi thử lại bằng nhiều cách, trong đó có cách dùng axit cực mạnh để giảm độ pH, tuy nhiên chỉ sau vài giờ cho đến một ngày thì độ  pH có thể tăng cao như ban đầu.

Những thứ có thể làm độ pH trong hồ thủy sinh tăng cao:

  • San hô ( tan Canxi, Mg và HCO3, luôn làm tăng pH và làm cứng nước - sẽ làm tăng gH)
  • Sỏi 3 màu có lẫn vỏ ốc: giống san hô
  • Cát muối tiêu (nó chính là san hô, vỏ ốc xay nhuyễn)
  • Một số viên đá trắng như đá tai mèo, đá kẹp kem...

Bạn nên loại bỏ tất cả những thứ trên khỏi bể cá của mình nếu bạn muốn giảm độ pH trở lại như mong muốn.

Sau khi bạn đã loại bỏ các chất làm tăng độ pH trong bể, bạn có thể sử dụng một trong tất cả các cách để giảm độ pH theo ý muốn:

  • Cung cấp CO2 dạng khí nén, điều này vừa đơn giản và hữu ích cho cây và do đó cân bằng trong bể cá. Bạn chỉ cần sử dụng khí CO2 để giảm độ pH từ 0,7 xuống 1 độ pH là an toàn và đảm bảo đủ lượng CO2 cho cây trồng. Cách làm là đo độ pH của hồ nước khi có khí CO2 rồi ghi lại kết quả làm mốc, sau đó bắt đầu cho CO2 vào hồ và cứ 30 phút đo lại pH một lần, khi nào nó thấp hơn mức khi chưa có CO2 khoảng 1 độ là đảm bảo.
  • Sử dụng một số axit an toàn như: Vitamin C, HNO3, axit citric , hoặc axit photphoric. Cách làm là lấy vài ml axit trên pha loãng vào nước rồi cho vào hồ thủy sinh. Sau 5-10 phút thì đo lại pH bằng bút đo pH, kiểm tra xem độ pH giảm được bao nhiêu sau đó tự căn chỉnh cho hồ. 
  • Bạn có thể mua rêu bùn vào lọc, nhớ ngâm nước hoặc luộc qua cho hết màu, nhưng cahs này sẽ có tác dụng chậm hơn. Một số vật liệu học có peat moss này cũng có tác dụng tương tự. 

Sử dụng vật liệu lọc Neo Media SOFT. Đây là vật liệu lọc tốt nhất và có tính axit nhẹ, do đó nó sẽ làm giảm độ pH trong hồ.

2.2. Cách tăng độ pH trong hồ thủy sinh?

Lưu ý rằng san hô không được dùng để tăng độ pH của bể cá, vì san hô ngoài việc hòa tan HCO3 làm tăng KH, pH, nó còn hòa tan đồng thời Ca và Mg, làm tăng độ cứng (GH) của nước, tăng TDS tăng lên rất cao và khó điều chỉnh.

  • Cách an toàn hơn để tăng độ pH mà không làm ảnh hưởng đến độ cứng nước là dùng bột baking soda có thể dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc, giá cũng phải chăng chỉ vài chục ngàn, công thức là bạn dùng 8 - 9 gram baking soda này pha loãng với nước rồi đổ thẳng vào hồ, có thể tăng 1 độ pH cho hồ 100l nước.
  • Sục khí oxy có tác dụng loại bỏ CO2 trong nước và làm tăng độ pH lên một chút.
  • Một số chất hóa học có tính phản quang sẽ làm tăng độ pH tuy nhiên tốt nhất bạn nên sử dụng baking soda như trên để an toàn và dễ dàng.
  • Sử dụng vật liệu lọc Neo Media HARD. Đây có thể là một vật liệu lọc tốt nhất, có tính kiềm nhẹ do đó nó sẽ làm tăng độ pH trong hồ.

Trên đây là những chia sẻ của Sen Aquatic về cách điều chỉnh độ pH hồ thủy sinh. Hy vọng với những bí quyết vừa rồi sẽ khiến các bạn có thể tự điều chỉnh độ pH hồ thủy sinh của bạn tại nhà mà an toàn và dễ dàng hơn tránh gây shock cho động thực vật thủy sinh nhé.
 

Viết bình luận
HỆ THỐNG CÁC SHOWROOM CỦA Sen Aquatic

1 Sen Aquatic Hà Nội - Cầu Giấy

Số 223 Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline: 0877892233

Bảo hành: Hotline: 0877892233

Email:senaquatic@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

2 Sen Aquatic Hà Nội - Long Biên

Số 79 Long Biên 1, Quận Long Biên, Hà Nội

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline: 0869135476

Bảo hành: 0869135476

Email:senaquatic@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

3 Back Office ( Không kinh doanh )

Số 7/134 Mai Anh Tuấn, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline: 0888865666

Bảo hành: 0888865666

Email:senaquatic@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

4 Sen Aquatic HCM - Tân Bình

Số 1022 Âu Cơ , P14 , Quận Tân Bình , TP.HCM

Hình ảnh thực tế showroom

Xem bản đồ đường đi

Hotline : 0334667989

Bảo hành: 0334667989

Email:senaquatichcm@gmail.com

Thời gian mở cửa: Từ 9h - 21h.

zalo