Có một sự thật không thể phủ nhận là dù chúng ta mong muốn một ngôi nhà rực rỡ, sang trọng hay đơn giản, bình dị thì đó phải là nơi đem đến cảm giác yên bình, nơi ta có thể ngủ ngon sau ngày làm việc mệt nhọc.
Trên thực tế, sự tĩnh tại trong tâm trí có mối quan hệ mật thiết với năng lượng của không gian sống. Theo văn hóa phương Đông, tượng Phật là biểu tượng mang lại sự bình yên và hài hòa. Nhưng tượng Phật nên được đặt ở đâu và tại sao? Điều gì là cấm kỵ khi đặt tượng Phật trong nhà?
Tượng Phật Như Lai - biểu tượng quan trọng của Phật giáo từ nhiều thế kỷ nay đã là nguồn cảm hứng cho điêu khắc, hội họa và nhiều ngành nghệ thuật đa dạng. Cùng với thời gian, tượng Phật đã vượt qua vai trò là một biểu tượng tôn giáo và trở thành đấng bảo vệ cho sự bình an nội tâm, vừa mang tính thế tục vừa linh hoạt về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, ít người thực sự hiểu được ý nghĩa của các tư thế tượng Phật cũng như điều cấm kỵ với tượng.
Hãy cùng Sen Aquatic tìm hiểu về chủ đề phong thủy, tâm linh đầy hấp dẫn này.
1. Tượng Phật Gia Hộ
Tư thế của Đức Phật Gia Hộ với một tay giơ lên trong cử chỉ ban phước có hai ý nghĩa quan hệ mật thiết với nhau. Đầu tiên, nơi bàn tay giơ lên đóng vai trò như lá chắn chống lại cảm giác tiêu cực và nguy hiểm. Ý nghĩa thứ hai là vượt qua nỗi sợ hãi để bình yên với chính mình. Từ cảm giác được bảo vệ, chúng ta sẽ vượt qua nỗi sợ hãi, thanh thản đối mặt với khó khăn.
Tượng Phật Gia Hộ thường nằm đối diện với lối vào chính trong nhà để tránh đi nguồn tà khí hay năng lượng xấu từ bên ngoài.
2. Phật nằm hoặc Niết bàn
Tư thế nằm hoặc niết bàn của Đức Phật là một trong những tư thế sâu sắc nhất, mô tả khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời phàm trần của Như Lai trước khi Ngài đạt đến Niết bàn, giải thoát khỏi vòng luân hồi tái sinh. Đây là biểu tượng khuyến khích con người tìm đến sự hài hòa ở nội tại bên trong, tránh được mâu thuẫn về cảm xúc.
Tượng Phật niết bàn luôn phải quay mặt về hướng Tây để tượng trưng cho thời điểm kết thúc một ngày và nên nghiêng về bên phải.
3. Tượng Phật Thiền Định
Tư thế thiền định của Đức Phật dành cho những ai đang tìm kiếm cảm giác tĩnh tại từ sâu bên trong, những người đang gặp mâu thuẫn và bối rối với chính mình. Trong tư thế này, Đức Phật ngồi xếp bằng hai chân, ngửa và hai tay trên đùi. Đôi mắt của Đức Phật sẽ nhắm hờ khi chìm sâu trong thiền định.
Tượng Phật thiền định có thể được đặt ở bất kỳ góc nào yên tĩnh trong nhà. Lý tưởng nhất là dành cho những góc ngồi thiền, thư giãn hoặc thờ cúng. Gia chủ có thể thắp thêm nến thơm hoặc kết hợp với tinh dầu để tăng thêm năng lượng ôn hòa cho nhà ở.
Khi kết hợp với bể thủy sinh, dòng chảy của nước kết hợp với sự tĩnh lặng của Đức Phật tượng trưng cho mức độ hài hòa giữa con người và vạn vật. Thiết kế bể Tĩnh Tại Tâm hiện đang là một trong những sản phẩm best-sellers tại Sen Aquatic, được nhiều gia chủ lựa chọn cho phòng khách.
4. Tượng Phật Thủ Ấn
Đây là tư thế khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc tượng Phật, mô tả khoảnh khắc giác ngộ của Đức Phật. Trong nhiều năm thiền định, tương truyền Đức Phật đã bị quỷ Mara cố gắng cám dỗ và đe dọa nhưng ngài đã vượt qua cám dỗ và cảm hóa mặt đất để triệu hồi Thổ thần chứng kiến sự giác ngộ của mình.
Tượng Phật Thủ Ấn luôn phải được giữ quay mặt về hướng Đông - hướng mặt trời mọc, đại diện cho sự thông tuệ vĩnh cửu.
5. Đức Phật Cầu Nguyện
Đức Phật chắp tay cầu nguyện tượng trưng cho lòng thành kính và đức tin, rất lý tưởng cho bàn thờ hoặc phòng thiền. Theo các chuyên gia phong thủy, thắp một ngọn đèn hoặc nến cạnh tượng Phật đang cầu nguyện sẽ giúp năng lượng của lửa đồng bộ với cảm giác tích cực tỏa ra từ bức tượng.
Một điều cấm kỵ đối với tượng Phật cầu nguyện là không được đặt tượng dưới tầm mắt. Đây là hành vi coi thường người thầy tâm linh vĩ đại và bất kính.
6. Tượng Phật ngoài trời hoặc trong sân vườn
Nước và thực vật tạo nên môi trường hoàn hảo cho tượng Phật ngoài trời
Ban công hoặc vườn nhà cũng có thể là vị trí thích hợp cho tượng Phật, đặc biệt với những người thường thư giãn trong không gian ngoài trời này.
Nếu gia chủ mong muốn sự phát triển tốt nhất cho con cái và trẻ hóa nguồn năng lượng tâm linh trong gia đình, hãy đặt tượng Phật ngoài trời trong hoặc gần một bể thủy sinh/ hồ nước hoặc cây hoa - biểu tượng của vạn vật sinh sôi.
7. Tượng Phật bán thân
Tượng bán thân hoặc đầu Đức Phật theo truyền thống không phải là một tư thế và không có bất kỳ ý nghĩa lịch sử nào gắn liền với cuộc đời Như Lai nhưng lại có ý nghĩa lớn về loại hình nghệ thuật. Theo văn hóa phương Đông, tượng đầu của Đức Phật tượng trưng cho trí tuệ và thông suốt.
Vì đây là một biểu tượng nghệ thuật tương đối đương đại, không có quy tắc cứng nhắc hay vị trí phù hợp để đặt tượng. Tuy nhiên, những nơi có nguồn năng lượng trì trệ và đọng chất thải như phòng tắm, phòng giặt là và kho chứa hàng là nơi cấm kỵ.
8. Phật Di Lặc
Phật Di Lặc không phải là một biểu tượng có nguồn gốc từ Phật Giáo như Phật Như Lai. Tương truyền, ông là một nhà sư Trung Quốc từng là vị thánh bảo trợ cho trẻ nhỏ như ông già Noel ở phương Tây.
Ông mang theo những chiếc túi chứa đầy quà cho trẻ nhỏ. Phật Di Lặc còn thường bế 5 đứa trẻ trên người, tượng trưng cho hạnh phúc 'con đàn cháu đống' của người phương Đông. Nhìn chung, Phật Di Lặc mang đến tín hiệu của may mắn và thịnh vượng.
Hướng Đông là hướng may mắn của một ngôi nhà và vô cùng phù hợp với bức tượng gần gũi, hài hước này.
Những điều cần lưu ý với tượng Phật
-
Không bao giờ đặt tượng Phật trực tiếp trên sàn nhà
-
Tượng Phật nên quay mặt vào trong phòng
-
Khu vực đặt tượng phải sạch sẽ, gọn gàng
-
Không bao giờ đặt tượng Phật trong phòng tắm, phòng vệ sinh, nhà kho
1 Trả lời
14/04/20241